Phù Hiệu Xe Tải Là Gì – Thủ Tục Làm Phù Hiệu Xe Tải Như Thế Nào

25
Rate this post



Phù Hiệu Xe Tải Là Gì – Thủ Tục Làm Phù Hiệu Xe Tải Như Thế Nào
Đây là video mình hướng dẫn làm phù hiệu xe tải theo nghi định 86/2014 của bộ giao thông vận tải.
Các bạn xem video thấy hay và hữu ích thì like và đăng ký kênh mình để xem các video khác nhé
Các bác tài có nhu cầu làm phù hiệu xe tải hoặc lắp thiết bị giám sát hành trình thì alo mình nhé 0938.080.159 – 0963.591.539 gặp Thủy Xe Tải
#phuhieuxetai #thuyxetai #phùhiệuxetải
Theo lộ trình được quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về việc gắn phù hiệu đối với xe kinh doanh vận tải, từ ngày 01/07/2018 các loại xe tải nhỏ có tải trọng dưới 3.5 tấn bắt buộc phải gắn phù hiệu xe tải. Như vậy bước sang năm 2018 theo quy định thì toàn bộ các loại xe tải không phân biệt trọng tải thiết kế 100% đều phải gắn phù hiệu. Tem phù hiệu phải được gắn ở trước kính xe hoặc dán ở mặt ngoài cánh cửa buồng lái của lái xe khi tham gia giao thông.
Liên hệ dịch vụ làm phù hiệu logo xe tải trọn gói từ A-Z giá rẻ nhất: Gắn hộp đen định vị GPS tận nơi + Cấp phù hiệu xe tải trên toàn quốc (Nhận làm phù hiệu cho mọi loại xe tải dưới 3, 5 tấn, xe dưới 7 tấn, dưới 10 tấn và trên 10 tấn…vv).
Quy trình cấp phù hiệu xe tải:
B1: Lắp đặt thiết bị định vị (hộp đen gps) hợp chuẩn BGTVT quy định
B3: Xin cấp phù hiệu xe tải
Mức xử phạt đối với xe không có phù hiệu bao nhiêu tiền?
Nếu không gắn phù hiệu thì mức xử phạt từ 3-5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với người điều khiển phương tiện. Và không chỉ xử phạt với người điều khiển mà chủ xe cũng bị xử phạt: chủ xe là cá nhân bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và chủ xe là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Thủ tục xin cấp phù hiệu:
Hồ sơ xin cấp phù hiệu bạn cần bổ sung đầy đủ các loại giấy tờ sau

+) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư 63/2015/TT-BGTVT;

+) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký;

+) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên, bạn cần nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải nơi công ty có trụ sở chính hoặc có trụ sở chi nhánh.

Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu xe

Tư vấn giao thông đường bộ:

Quy định về những loại xe phải gắn phù hiệu được thể hiện tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, theo đó:
“3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải“.
Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa và xe kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn phù hiệu.
Theo quy định của pháp luật, xe tải có kinh doanh vận tải phải đăng ký phù hiệu. Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP có giải thích về kinh doanh vận tải như sau:
“1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Trong trường hợp công ty bạn, chúng tôi không biết công ty sử dụng xe này để làm gì nên bạn cần dựa vào quy định trên để xác định chính xác xe của mình có được sử dụng kinh doanh vận tải hay không.

Tag: phu hieu xe tai, phù hiệu xe tải, phù hiệu vận tải, hộp đen xe tải, hop den xe oto, thiết bị giám sát hành trình xe tải, thiết bị giám sát hành trình, định vị, định vị xe tải, dinh vi, xe tải, nghị đinh 86/2014, phù hiệu, làm phù hiệu xe tải, làm phù hiệu xe tải hcm, phù hiệu xe tải là gì, thủ tục làm phù hiệu xe tải, xe tải tmt, giấy tờ xe tải

Xem thêm bài viết Mẹo Vặt khác: http://máp.vn/category/meo-vat

Nguồn: http://máp.vn

25 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *